Những món ăn giúp thai nhi trong bụng mẹ tăng cân nhanh
Trong suốt quá trình mang thai, mẹ cần chú ý đến sức khỏe của mình và thai nhi. Điều quan trọng là duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục nhẹ nhàng, điều chỉnh lối sống phù hợp và đi khám thai định kỳ để đảm bảo sự phát triển và sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và thai nhi.
Cân năng mẹ bầu và thai nhi thế nào là an toàn?
Trọng lượng của mẹ và tăng trọng của thai nhi trong suốt thai kỳ có quy định và khuyến nghị từ các chuyên gia y tế. Tuy nhiên, cân nặng của mỗi người phụ nữ mang thai có thể khác nhau do yếu tố cá nhân như: chiều cao, trọng lượng ban đầu và sức khỏe tổng thể.
Ở một cách tổng quát, tăng trọng của mẹ và thai nhi trong suốt thai kỳ được chia thành các khoảng như sau:
A. Gia đoạn 1 thời gian 3 tháng đầu
Ở những tháng đầu của thai kỳ, tăng trọng của mẹ thường chỉ là khoảng 0,5 đến 2 kg do sự thay đổi của cơ thể, nhu cầu nước và tăng cân của thai nhi ban đầu.
B. Gia đoạn 2 khi bước vào tháng thứ 4
Trong quãng thời gian từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6, tăng trọng của mẹ được ước tính khoảng 0,4 đến 0,5 kg mỗi tuần.
C. Giai đoạn 3 cuối thai kỳ chuẩn bị sanh
Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, tăng trọng của mẹ thường nhanh hơn, với mức tăng trung bình là 0,5 đến 1 kg mỗi tuần.
Tổng tăng trọng cân nặng của mẹ trong suốt thai kỳ thường nằm trong khoảng 11 đến 16 kg, tuy nhiên, nếu mẹ có cân nặng ban đầu quá cao hoặc quá thấp, hoặc có yêu cầu đặc biệt từ bác sĩ, thì mức tăng trọng có thể khác.
Lưu ý:
Điều quan trọng là theo dõi sự tăng trọng cân nặng của mẹ theo hướng dẫn của bác sĩ và bác sĩ sẽ theo dõi sự phát triển của thai nhi để đảm bảo rằng cả mẹ và thai nhi đang phát triển một cách khỏe mạnh.
Bài viết liên quan: Bà bầu mang thai tháng thứ 5 lời khuyên và chế độ ăn thế nào?
Nguyên nhân thai có thể gây ra thai nhi nhẹ cân
Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra thai nhi nhẹ cân (dưới 2,5kg) trong quá trình mang bầu. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
1. Yếu tố di truyền:
Di truyền có thể góp phần vào kích thước và trọng lượng của thai nhi. Nếu có yếu tố di truyền liên quan đến kích thước nhỏ hơn hoặc tốc độ phát triển chậm, thai nhi có thể có nguy cơ nhẹ cân.
2. Sự thiếu dinh dưỡng:
Mẹ bầu không được cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi có thể dẫn đến thai nhi nhẹ cân. Việc ăn uống không đủ lượng, chế độ ăn không cân đối hoặc các vấn đề sức khỏe như nôn mửa, buồn nôn trong suốt thai kỳ có thể ảnh hưởng đến việc cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi.
3. Vấn đề sức khỏe của mẹ:
Một số vấn đề sức khỏe của mẹ bầu, như bệnh tiểu đường, bệnh tim, huyết áp cao, sự suy dinh dưỡng hoặc các vấn đề liên quan đến dạ con có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng của thai nhi và dẫn đến nhẹ cân.
4. Vấn đề tử cung:
Những vấn đề về tử cung như tử cung nhỏ, tử cung bị biến dạng hoặc các vấn đề về lưu thông máu trong tử cung có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và gây ra nhẹ cân.
5. Sử dụng chất cản trở:
Việc sử dụng chất cản trở, thuốc lá, rượu, chất kích thích hoặc các chất gây nghiện khác trong quá trình mang bầu có thể gây hại cho thai nhi và dẫn đến nhẹ cân.
Nếu một thai nhi được chẩn đoán là nhẹ cân, quan trọng là mẹ bầu được thăm khám định kỳ và được tư vấn chăm sóc sức khỏe đầy đủ. Bác sĩ có thể đề xuất các biện pháp chăm sóc và dinh dưỡng phù hợp để đảm bảo sự phát triển và tăng cân cho thai nhi.
Những món ăn giúp thai nhi và mẹ tăng cân an toàn
Mẹ bầu cần được chăm sóc chu đáo trong quá trình mang thai vì đây sẽ là một hành trình đầy vất vả và khó khăn. Có nhiều vấn đề mẹ cần lo lắng, trong đó ăn gì để thai tăng cân.
Ăn như thế nào để con hấp thụ chứ không vào mẹ và những món ăn giúp thai nhi tăng cân là được quan tâm hàng đầu. Hãy tham khảo để có cho mẹ bầu một chế độ dinh dưỡng, chất lượng để con to, khoẻ nha.
Nội dung liên quan: [Tổng Hợp] Thực phẩm giàu canxi cho bà bầu cần tham khảo
A. Nhóm Chất Đạm
1. Sữa
Mẹ hãy uống từ 200 đến 500 ml sữa mỗi ngày, sữa cung cấp đạm và canxi hỗ trợ thai nhi khỏe mạnh; và cần thiết để xương của thai nhi phát triển. Theo khuyến cáo của các chuyên gia sữa chính là đáp án cho câu hỏi ăn gì để thai tăng cân; tốt nhất mẹ hãy dùng sữa và yến mạch cho bữa sáng nhé.
2. Thịt Gà
Mẹ hãy đảm bảo một chế độ ăn giàu đạm để con phát triển máu và các tế bào cơ, đặc biệt là thịt gà sẽ không khiến mẹ bị tăng cân quá nhanh và thừa cân. Tuy nhiên, mẹ hãy lưu ý chỉ cung cấp đủ đạm theo nhu cầu, tránh cản trở việc con hấp thụ canxi cho cơ thể bé.
3. Cá Hồi
Chất béo của cá cung cấp nhiều Omega 3, hỗ trợ phát triển thể chất và trí tuệ của thai nhi một cách toàn diện. Đặc biệt, cá hồi là loại cá chứa rất nhiều Omega 3, vitamin B và DHA và so với các loại cá khác cá hồi chỉ chứa 1 lượng thuỷ ngân cực nhỏ. Vì vậy ăn nhiều cá hồi sẽ giúp thai tăng cân nhanh.
3. Trứng Gà Và Đậu Nành
Trứng có nhiều đạm, Vitamin A, D, sắt và acid folic, vì vậy đây là một món ăn giúp thai nhi tăng cân nhanh và khoẻ, giúp màng nhau chắc khoẻ và hạn chế các dị tật.
Tuy nhiên, mẹ đừng ăn trứng sống và không rõ nguồn gốc nhé. Ngoài ra, mẹ hãy ăn các món làm từ đậu nành vì loại đậu này chứa rất nhiều protein và chất sắt đó nha.
B. Bổ Sung Ngũ Cốc
Bài viết mẹ bầu nên đọc thêm: Bà bầu mang thai 3 tháng giữa nên ăn gì?
1. Các loại hạt
hạt cho mẹ bầu chắc chắn phải kể đến óc chó, macca và hạnh nhân. Hạt là món quà quý đến từ thiên nhiên với lượng chất dồi dào như kẽm, sắt, đồng, acid folic.
Còn gì tốt hơn khi thay hạt cho các món ăn vặt ít giá trị dinh dưỡng vì các loại hạt còn chứa 1 lượng chất đạm và chất béo giúp thai nhi phát triển và thông minh.
2. Đậu các loại
Cung cấp đạm, chất xơ, cả sắt kèm canxi, hơn nữa là còn có kẽm loại chất này giảm nguy cơ chuyển dạ, thai nhi nhẹ cân và sinh non.Đậu khi nấu súp và nấu kèm với gà, cá chính là lựa chọn tuyệt vời cho thực đơn mẹ bầu.
C. Bổ Sung Chất Xơ
1. Rau Xanh
Món ăn không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của mẹ trong quá trình mang thai. Rau xanh bổ sung chất chính là chất xơ, ngoài ra còn có sắt, acid folic, vitamin và các chất khác như magie, kali, photpho,..
Dặc biệt mẹ hãy bổ sung cải bó xôi, măng tây, bông cải xanh,.. khi mẹ bổ sung sắt có thể gây ra tình trạng táo bón. Nên hãy ăn nhiều rau nhé.
Mẹ có thể làm các món từ rau xanh đa dạng như salad, canh, xào, rau sống,.. Để tăng khẩu vị và ăn hơn 3 lần mỗi tuần vì đây cũng là món ăn giúp thai nhi tăng cân đó nha.
2. Các Loại Củ
Cà Rốt, bí đỏ, khoai tây là những thực phẩm mẹ nên đưa vào thực đơn để bổ sung thêm nhiều chất cho con. Ngoài các chất đã kể trên còn có cả vitamin B6, và Vitamin A là những chất quan trọng và cần thiết cho sự phát triển của mắt, da và phổi của con.
D. Các Loại Trái Cây
Đu đủ chín, táo, nho, cam, quýt và các loại quả giàu vitamin C như ổi, kiwi, chuối cần thiết để đảm bảo cho sự phát triển của bánh nhau. Giúp tăng hệ miễn dịch và giúp mẹ bầu tăng khả năng hấp thụ chất sắt. Vì vậy đừng quên trái cây cho thực đơn mẹ bầu nhé.
Với những gợi ý, và tổng hợp danh sách những món ăn giúp thai nhi tăng cân. Mẹ hãy tham khảo cực kỹ và đừng bỏ sót bất kỳ nhóm chất quan trọng nào để đảm bao thai đủ cân; và con sinh ra được đủ cân, khỏe mạnh và có thể phát triển tốt nha.
Lưu ý khi cọn đồ ăn giúp thai nhi tăng cân
-
Mẹ hãy phối hợp và lựa chọn để chế biến ra nhiều loại món ăn đa dạng, để có khẩu vị phù hợp tránh biếng ăn để mẹ khoẻ mạnh và con có đủ chất dinh dưỡng.
-
Bổ sung đủ 4 nhóm chất (đạm, xơ, chất bột , chất béo) và Mẹ tránh việc chú trọng quá vào một nhóm chất mà bỏ quên những nhóm còn lại, ví dụ như quá quan trọng việc bổ sung sắt nhưng quên ăn nhiều chất xơ để điều hoà cơ thể. Và mẹ hãy nhớ hãy bổ sung đủ sắt và acid folic để thai nhi phát triển tốt nha.
-
Đây không phải là lúc giảm cân giữ dáng nên mẹ hãy ăn đủ theo nhu cầu và đảm bảo tăng cân theo chuẩn.Mẹ nên tăng 1,5 đến 2kg vào tháng thứ 4 của thai kỳ. Nếu mẹ tăng ít hơn 1-3 kg mỗi tháng ngoài việc tham khảo món ăn giúp thai nhi tăng cân hãy đến bác sĩ để khám và được tư vấn.
-
Sau khi tham khảo mẹ đừng nên quá lạm dụng, nếu mẹ thừa cân dễ dẫn đến tình trạng sinh non, sinh mổ, đái tháo đường, tiền sản giật,...
-
Mẹ không nên quá áp đặt là “một người ăn cho 2 người “ và ăn quá nhiều đặc biệt là đường và chất béo.
Mách Nhỏ Mẹ Yêu
Nội dung liên quan: Chế độ dinh dưỡng bà bầu 3 tháng đầu mang thai cần biết!
-
Ngoài việc tham khảo và bổ sung những món ăn giúp thai nhi tăng cân, mẹ đừng quên các hoạt động thể chất nhé, mẹ nên vận động nhẹ nhàng và làm việc vừa phải, tốt nhất là hãy tập yoga khoảng 20-30 phút mỗi ngày mẹ nhé.
-
Lưu ý chế độ sinh hoạt có khoa học, hạn chế các thói quen không tốt như thức khuya, vận động mạnh và sử dụng các thực phẩm gây hại cho thần kinh và sức khoẻ.
-
Lạc quan, vui vẻ ,thoải mái để tránh các trường hợp stress, tâm lý và căng thẳng, mẹ nên ra ngoài chơi, gặp gỡ bạn bè, và giữ các sở thích tốt như nghe nhạc, đọc sách, xem phim vừa phải,..
-
Và đặc biệt mẹ đừng quên đến bác sĩ và khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra tình trạng thai nhi, sức khoẻ của mẹ, để kịp thời xử lý các tình huống xảy ra.
Lời kết
Mang vác trên vai trách nhiệm to lớn song đó cũng là niềm vui và hạnh phúc lớn lao của mẹ. Hy vọng với những món ăn giúp thai nhi tăng cân, mẹ sẽ thành công và bé sinh ra khỏe mạnh, mau lớn và phát triển toàn diện.