Bà bầu mang thai 3 tháng giữa nên ăn gì?
Đặc biệt là trong giai đoạn giữa thai kỳ, khi mà các bộ phận trên cơ thể con đang dần phát triển. Vậy bà bầu ba tháng giữa nên ăn gì? Dưới đây là bài viết tham khảo một số chất dinh dưỡng mà bà bầu nên bổ sung trong ba tháng giữa của thai kỳ. Từ đó giúp các bà bầu có một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học hơn.
Tại sao bà bầu cần bổ sung dinh dưỡng ở 3 tháng giữa?
Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố giúp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh. Đặc biệt là khi người mẹ đã trải qua giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, thời điểm mà hầu hết các bà bầu đều bị ốm nghén. Việc bổ sung các chất dinh dưỡng trong giai đoạn đầu của thai kỳ cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Vì vậy, ba tháng giữa thai kỳ (tức là khoảng từ tuần thứ 14 đến tuần thứ 27) là giai đoạn bà bầu cảm thấy khỏe mạnh nhất. Lúc này, thai nhi cũng đang dần bước vào thời kỳ phát triển toàn diện hơn để chính thức trở thành một em bé sơ sinh.
Các bộ phận như não, xương khớp, phổi, các giác quan và những chuyển động bắt đầu phát triển một cách rõ nét hơn. Điều đó có nghĩa là việc bổ sung các chất dinh dưỡng lúc này là thực sự cần thiết.
Nếu dinh dưỡng trong giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ không được bổ sung đủ và đúng sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy không tốt. Và nó cho cả bà bầu và thai nhi như em bé dễ bị còi xương, hệ thống thần kinh phát triển chậm, các giác quan phản xạ kém. Bà bầu sau sinh dễ suy nhược, béo phì, tăng huyết áp, tiền sản giật, tiểu đường…
Nếu như trước khi có bầu, chúng ta chỉ cần cung cấp 2050 Kcal thì khi mang bầu các bà bầu nên nhớ phải bổ sung đủ 2300 Kcal mỗi ngày; vào 3 tháng giữa của thai kỳ để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé trong suốt giai đoạn này.
Một lưu ý nhỏ nữa rằng, mỗi tháng bà bầu nên tăng từ 2 đến 2.5 cân để đảm bảo thai nhi được phát triển một cách tốt nhất. Vậy bà bầu ba tháng giữa cần nên ăn những gì?
Bà bầu ba tháng giữa nên ăn gì để bổ sung cho thai kỳ?
Việc cung cấp dinh dưỡng cho bà bầu vào 3 tháng giữa thai kỳ là rất quan trọng; giúp duy trì sức khỏe của người mẹ và phát triển ở người con. Vì vậy, để giúp giải đáp phần nào thắc mắc "bà bầu ba tháng giữa nên ăn gì?"
Ba tháng giữa của thai kỳ là lúc thai nhi bắt đầu có những bước phát triển mới giúp hoàn thiện các chức năng và các bộ phận quan trọng. Vì vậy, các bà bầu cần phải bổ sung đầy đủ các nhóm chất thiết yếu sau cùng với các mốc số lượng cụ thể mỗi ngày (dựa theo nguồn từ Nutrihome):
- Chất bột đường (carbohydrate): 325- 400 (g).
- Chất đạm (protein): 70 (g).
- Chất béo (lipid): 52.5- 64.5 (g).
- Các loại vitamin, chất xơ và khoáng chất: 28 (g).
Việc tăng cân trong giai đoạn này quá ít hay quá nhiều đối với nhiều bà bầu là một điều đáng lo ngại. Tuy nhiên mọi thứ đều mang tính ước lượng nên việc tăng cân còn tùy thuộc vào cơ địa và số lượng thai nhi. Điều quan tâm nhất lúc này không phải là vấn đề cân nặng mà là số lượng chất dinh dưỡng được bổ sung đã đầy đủ hay chưa.
Các dưỡng chất cần bổ sung trong 3 tháng giữa thai kỳ
Chất Bột ĐườngĐây là một chất góp phần không nhỏ vào quá trình chuyển hóa và phát triển của thai nhi. Nếu thiếu tinh bột thì cơ thể bà bầu dễ trở nên mệt mỏi, khiến cho tâm trạng dễ bị bất ổn.
Bên cạnh đó chất xơ trong tinh bột giúp cho hệ tiêu hóa của bà bầu được chuyển hóa các dưỡng chất một cách tốt nhất. Từ đó thai nhi cũng dễ dàng được tiếp nhận các chất dinh dưỡng một cách tốt nhất.
Chất đạm
Chất đạm là dưỡng chất giúp xây dựng và hình thành các tế bào. Chính vì vậy ba tháng giữa thai kỳ là lúc các bà bầu nên lưu ý bổ sung đạm đầy đủ để thai nhi có thể phát triển một cách toàn diện.
Bởi lúc này, thai nhi đang trong quá trình hoàn thiện hệ thống thần kinh, não bộ, phổi, thận và các giác quan. Chính vì vậy việc cung cấp đạm đủ giúp cho thai nhi được phát triển một cách toàn diện và khỏe mạnh nhất.
Chất béo
Chất béo được cung cấp đủ lượng mỗi ngày giúp bà bầu có nhiều năng lượng trong quá trình mang thai, nhất là giai đoạn ba tháng giữa của thai kỳ.
Thông thường 1g chất béo cung cấp khoảng 9 calo năng lượng, cao hơn rất nhiều so với các dưỡng chất khác. Đặc biệt là chất béo được cung cấp từ các loại hạt như vừng, mè, lạc, đậu nành… rất tốt cho các bà bầu.
Các vitamin, chất xơ và khoáng chất
Đây là những dưỡng chất cung cấp canxi, axit folic, sắt, DHA, kẽm… giúp phát triển xương, tạo chất xám cho não bộ, tăng cường kháng thể, tăng cường máu, cải thiện ngũ quan cho thai nhi. Giúp mẹ bầu hạn chế mệt mỏi, có đủ năng lượng để cùng con yêu phát triển trong 3 tháng giữa thai kỳ. Dưới đây là một số Vitamin, chất xơ và khoáng chất tốt cho 3 tháng giữa thai kỳ:
Canxi
Giúp trẻ chuyển hóa từ sụn mềm sang xương, hình thành một hệ thống xương khớp, răng, tóc khỏe mạnh.
Sắt
Giúp cải thiện tình trạng thiếu máu cung cấp cho thai nhi ở bà bầu, giúp em bé được cung cấp đầy đủ máu và oxy
Magie và Kẽm
Tăng cường hệ thống miễn dịch, làm tăng cơ bắp và phát triển hệ thần kinh cho thai nhi. Hạn chế tình trạng tăng huyết áp hay sinh non ở bà bầu.
Vitamin
Vitamin D giúp dễ dàng hấp thụ canxi do có khả năng hòa tan trong mỡ.
Vitamin C giúp thai nhi có thể hấp thụ sắt và phát triển xương tốt hơn.
Axit Folic giúp tăng cường cung cấp máu, giảm dị tật ống thần kinh ở thai nhi…
Dưỡng chất từng tháng ở giai đoạn giữa thai kỳ
Đầu tháng thứ 4 của thai kỳ
Đây là thời gian thai nhi đang trong quá trình hoàn thiện hệ thống thần kinh, phát triển xương khớp. Vì vậy các thực phẩm cần phải bổ sung đủ Canxi, DHA, Vitamin D…
Đây cũng là lúc bà bầu vừa kết thúc quá trình ốm nghén nên rất dễ bổ sung các dưỡng chất thông qua các thực phẩm thông thường.
Bên cạnh đó việc bổ sung sắt giúp trẻ được cung cấp đủ máu tốt cho quá trình hình thành các tế bào mới nhờ protein.
Tháng thứ 5 của 3 tháng giữa thai kỳ
Giai đoạn này các giác quan bắt đầu phát triển và bé có thể cảm nhận được cả giọng nói của mẹ cũng như có những chuyển động mạnh hơn như đá, đạp vào bụng mẹ.
Trong lúc này, tóc bé bắt đầu được hình thành cùng với môi và lông mày, lông mi cũng hiện lên rõ rệt hơn. Vì vậy để quá trình này diễn ra bình thường, bà bầu nên được bổ sung đầy đủ sắt, kẽm, magie, Axit Folic… Các chất đạm cũng góp phần không nhỏ trong việc hỗ trợ các giác quan của bé được hình thành đầy đủ hơn.
Tháng thứ 6 của thai kỳ
Những tuần cuối của chu kỳ giữa của thai kỳ, bà bầu sẽ dễ bị táo bón, mệt mỏi vì vậy việc cung cấp đủ lượng tinh bột và đường cùng với chất xơ cũng rất cần thiết nhằm giảm tình trạng mệt mỏi, giúp hệ tiêu hóa hoạt động một cách tốt nhất.
Trong giai đoạn tháng thứ 6 của thai kỳ, cần cung cấp chất béo đủ dùng cho sự phát triển các mô mỡ ở trẻ, chuyển hóa các chất hữu cơ một cách hiệu quả nhất. Lúc này trẻ có thể tự tập hít thở trong nước ối và phổi cũng bắt đầu hoàn thiện hơn. Protein cùng Kẽm, vitamin C, sắt là những dưỡng chất không thể thiếu lúc này.
Bài viết liên quan mẹ và bé: Tư thế ngồi bà bầu nên như thế nào để tránh ảnh hưởng tới thai nhi?
Gợi ý một số thực phẩm dành cho bà bầu trong 3 tháng giữa thai kỳ
Vậy cụ thể bà bầu ba tháng giữa cần bổ sung năng lượng và ăn gì?. Dưới đây sẽ là một vài gợi ý nho nhỏ cho các bà bầu theo từng nhóm thực phẩm.
- Nhóm thực phẩm bột đường: cơm, ngô, khoai lang, bánh mì, ngũ cốc, mía,...
- Nhóm thực phẩm giàu chất đạm như: trứng, các loại cá (các biển thì có lượng đạm cao hơn), đậu đỗ, các loại thịt có màu đỏ…
- Nhóm thực phẩm có chứa chất béo: dầu đậu nành, dầu gấc, vừng, mè, lạc…
- Nhóm thực phẩm có chứa vitamin, chất xơ và khoáng chất như: các loại rau có màu xanh đậm (súp lơ xanh, rau bina, rau cải xoăn…) và các loại hoa quả tươi có nhiều vitamin C, D, E (bơ, ổi, cam, bưởi, chuối…)
Ngoài ra bà bầu nên nạp từ 2 đến 2.5 L nước mỗi ngày để đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể, tránh gây ảnh hưởng đến nước ối trong thai kỳ, tránh gây khô da cho mẹ. Lưu ý là nước uống nên được chia nhỏ thành nhiều lần trong ngày tránh tình trạng thận phải làm việc liên tục và các dưỡng chất không được hấp thụ tốt.
Một số thức bà bầu không nên ăn và uống quá nhiều
Đã biết được "bà bầu ba tháng giữa nên ăn gì?" thì bạn cũng cần phải trang bị một vài kiến thức về những thứ mà bà bầu không nên ăn và hạn chế ăn khi mang thai 3 tháng giữa thai kỳ. Dưới đây là một số thứ bà bầu không nên ăn hay uống quá nhiều mời bạn cùng tham khảo.
Các chất kích thích
Để thai nhi được phát triển một cách khỏe mạnh, bà bầu phải hạn chế một cách tối đa việc sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê.
Nếu sử dụng chỉ nên dùng ở dưới mức mà các chuyên gia khuyến cáo ví dụ như đồ uống có chất kích thích chỉ nên uống dưới 200mg mỗi ngày.
Sử dụng nhiều chất kích thích như thuốc lá, rượu bia sẽ khiến thai nhi chậm phát triển, dễ còi xương và bị mắc một số bệnh do tế bào bị tổn thương.
Nước Ngọt
Nếu uống quá nhiều nước ngọt, bà bầu dễ bị béo phì, gây ra bệnh tiểu đường từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển của thai nhi cũng như tính mạng, sức khỏe của người mẹ.
Một số loại rau không tốt khi mang thai
Rau răm ăn kèm với trứng vịt lộn dễ gây mất máu, khiến tử cung co bóp mạnh dẫn đến sảy thai.
Mướp đắng khiến bà bầu dễ bị hạ đường huyết, nếu ăn phải hạt mướp đắng còn có thể trầm trọng hơn là hôn mê, nhức đầu, đau bụng.
Rau ngót nếu ăn quá nhiều (trên 30g) sẽ dễ gây sảy thai, đặc biệt là những người thai yếu hoặc có tiền sử sảy thai.
Kết Luận
Trên đây là một số thông tin hữu ích để các bà bầu có thể tham khảo, cũng như phần nào giải đáp được câu hỏi "bà bầu ba tháng giữa nên ăn gì?". Từ những gì mà chúng tôi cung cấp cho bạn, hy vọng nó sẽ giúp đỡ bạn phần nào trong hành trình đến chăm sóc và chào đón những đứa con thân yêu.
Những thông tin về những chất dinh dưỡng cần có và những thứ nên tránh trong 3 tháng giữa cả thai kỳ và một số thứ nên tránh sẽ giúp các bà bầu có thêm nhiều kiến thức hữu ích.
Để vận dụng vào bản thân, giúp cho thai nhi được phát triển một cách toàn diện và khỏe mạnh nhất. Chúc các bà bầu và thai nhi có thật nhiều sức khỏe cũng như có một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý nhất.
Bài viết liên qua: Chế độ dinh dưỡng bà bầu 3 tháng đầu mang thai cần biết!