Tư thế ngồi bà bầu nên như thế nào để tránh ảnh hưởng tới thai nhi?
Chính vì vậy, họ luôn quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe thai kỳ. Và một điều nghe tưởng chừng đơn giản nhưng lại bị nhiều người lãng quên đó chính là tư thế ngồi cho bà bầu. Vậy ngồi như thế nào để không ảnh hưởng đến thai nhi sao cho tốt, đúng cách thì hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết Mẹ bầu không nên ngồi như thế nào nhé!
Tư thế ngồi tốt cho bà bầu các giai đoạn thai kỳ
Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ (Tam Cá Nguyệt Thứ Nhất)
Tư the ngồi tốt cho bà bầu 3 tháng đầu trong giai đoạn này, thai nhi bắt đầu hình thành các bộ phận của thai nhi. Bắt đầu có nhịp tim vào tuần thứ 7 khoảng 100 – 160 lần/phút và chức năng của cơ thể dần hình thành. Vì vậy, phụ nữa mang thai tuyệt đối không được ngồi xổm.
Tư thế này làm tử cung, bàng quang bị đè nén làm cho việc đi vệ sinh khó khăn và thường xuyên đau bụng. Ngoài ra còn gây tình trạng phù nề, giãn tĩnh mạch khiến cho máu không lưu thông làm cho bà bầu bị tê chân.
Việc đi lại khó khăn và dễ bị ngã xảy thai. Còn nếu gội đầu thì hãy ra tiệm hoặc nằm ngửa nhờ người thân gội giùm nhé!.
Những điều cần lưu ý khi mang thai 3 tháng đầu về tư thế ngồi tốt cho bà bầu 3 tháng đầu ở giai đoạn này. Việc nên chọn lựa cho mình một chiếc ghế thật êm ái, có lưng tựa và khi ngồi mẹ có thể gập 90 độ.
Các loại ghế có tay vịn vững chắc để các mẹ dễ dàng đứng lên, ngồi xuống. Các mẹ bầu nên tránh các loại ghế ngồi ngửa và khi ngồi hãy hạn chế tự lưng bởi lâu dài cột sống bị đè lên bởi trọng lượng cơ thể, dễ bị mỏi và tổn thương.
Giai đoạn 3 tháng giữa (Tam Cá Nguyệt Thứ Hai)
Đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của thai kỳ. Lúc này, giới tính sẽ có thể xác định, em bé bắt đầu chuyển động rõ và hệ hô hấp đã hoàn thiện hơn ở cuối giai đoạn này.
Lúc này, trọng lượng cơ thể tăng nhanh đè nén lên lưng. Mẹ bầu nên ngồi thẳng lưng lên ghế thư giãn nhưng nên nhớ kỹ, không được ngồi cùng một vị trí quá 30 phút và thường xuyên đi lại nhẹ nhàng.
Nếu do tính chất công việc bạn bắt buộc phải ngồi như văn phòng thì cách 40-45 phút hãy đứng dậy khởi động chân tay nhẹ nhàng. Nên mua một chiếc ghế kê chân nhỏ hay máy massage mini nhé!
Bài viết liên quan mẹ nên đọc sớm: Lưu ý về cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi
Giai đoạn 3 tháng cuối (Tam Cá Nguyệt Thứ Ba)
Bước vào những tháng cuối thai kỳ, em bé rất hay vận động do đã phát triển đầy đủ cả về trí não lẫn ngoại hình, cân nặng cũng tăng khoảng 0,2kg/tuần. Do vậy, cơ thể người mẹ cảm thấy rất khó nhọc khiến việc di chuyển trở nên khó khăn, mỗi khi ngồi cũng vậy.
Tư thế ngồi tốt cho bà bầu 3 tháng cuối đúng giúp việc ngồi dễ dàng hơn đó là nên đỡ phần lưng khi ngồi rồi từ từ ngả lưng vào ghế, hai chân mở song song. Tốt nhất mỗi khi cần ngồi xuống hãy đứng lên thì hãy nhờ người thân giúp đỡ. Và tránh tình trạng rướn người trong quá trình hoạt động sinh hoạt.
Bà bầu nên ngồi như thế nào khi lái Ô Tô?
Sử dụng đệm (giá) đỡ lưng (cuộn thắt lưng) ở đường cong của lưng bạn. Đầu gối của bạn phải ngang bằng với hông.
Di chuyển ghế gần vô lăng để hỗ trợ đường cong của lưng bạn. Yên xe phải đủ gần để bạn có thể uốn cong đầu gối và bàn chân chạm vào bàn đạp.
Luôn đeo đai an toàn ở đùi và vai. Đặt đai đùi dưới bụng, càng thấp trên hông càng tốt và ngang đùi trên. Không bao giờ đặt đai cao hơn bụng của bạn. Đặt đai vai giữa hai bầu ngực của bạn. Điều chỉnh đai vai và đai áo vừa vặn nhất có thể.
Nếu xe của bạn được trang bị túi khí, điều quan trọng là phải đeo đai vai và thắt lưng. Ngoài ra, hãy luôn ngồi cách xa vị trí cất túi khí ít nhất 10 inch. Về phía người lái, túi khí nằm ở vô lăng. Khi lái xe, bà bầu nên điều chỉnh tay lái nghiêng về phía ngực và tránh xa đầu và bụng.
Một số gợi Ý giúp việc ngồi dễ dàng hơn
Học các bài tập yoga cho bà bầu, ngồi thiền thư giãn vào buổi sáng và tối trước khi ngủ 15 phút.
Để có cảm giác thoải mái nhất khi ngồi thì nên kết hợp với việc ngâm chân bằng nước ấm, giúp máu lưu thông tốt đến các cơ quan.
Tập hít thở đều, message lưng mỗi ngày.
Đi khám thai định kỳ, ăn uống các thực phẩm và các viên uống bổ sung vitamin cho bà bầu theo chỉ dẫn bác sĩ.
Mặc đồ thoải mái, sử dụng các loại ghế chuyên dùng cho bà bầu.
Mẹ nên tham khảo thêm bài viết sau đây: Tiêm phòng cho trẻ từ 0 - 24 tháng tuổi như thế nào?
Ngồi nhiều có thực sự tốt cho bà bầu?
Tiến sĩ Ponnusamy Saravanan, từ Trường Y Khoa Warwick đã từng nói: "Giảm thời gian ngồi có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ của phụ nữ mang thai và giảm các yếu tố nguy cơ chuyển hóa của trẻ sơ sinh". Vậy nên ngồi trong bao lâu thì thích hợp?
Các chuyên gia khuyên rằng một ngày nên ngồi ít hơn 3 tiếng để có sức khỏe tốt.
Bà bầu đứng lên ngồi xuống nhiều có sao không trong sinh hoạt thường ngày. Đối với phụ nữ có thai thì nên ngồi ít hơn 1 tiếng, việc ngồi nhiều sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến cả mẹ và bé.
Mẹ bầu ngồi nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi?
Ngồi nhiều khiến bụng dưới đè nén làm đau tức bụng và mông, tạo cảm giác tê chân, phù chân, táo bón,... nên tránh cho bà bầu ngồi nhiều bị tức bụng.
Bên cạnh đó, ngồi sai tư thế sẽ khiến bé không phát triển tốt mà còn làm cho mẹ cảm giác khó chịu, đau lựng và đi tiểu nhiều, gây ra một số bệnh lý ngoài ý muốn. Một số tư thế mà các bà bầu cần tránh đó là ngồi khoanh chân, ngồi nửa mông, ngồi xổm, vắt chéo chân, ngồi gập bụng hay nửa ngồi nửa nằm,...
Để giải đáp các câu hỏi khác như bà bầu ngồi xếp bằng được không, bầu ngồi khoanh chân được không, bà bầu nằm gác chân lên tường, bà bầu ngồi xổm đi vệ sinh có sao không, bà bầu đứng lên ngồi xuống nhiều có sao không,... hãy xem các bài viết tiếp theo!
Lời Kết
Trên đây tất cả những gì tôi học hỏi, tích lũy, chia sẻ về tư thế ngồi cho bà bầu. Mọi người hãy đọc thật kỹ để có được cảm giác thoải mái nhất khi ngồi, tốt cho thai nhi. Nếu mọi người có biết thêm mẹo vặt hay kiến thức bổ ích nào khác thì hãy comment ở bên dưới nhé!
Nguồn: https://xetreem.com.vn/