Khu vực:
Mạng xã hội:

Trẻ 4 tháng tuổi đi ngoài nhiều mẹ cần phải làm gì?

  • Admin - 02.06.2022
  • 910 lượt xem
Đi ngoài nhiều lần ở trẻ sơ sinh là điều khiến rất nhiều mẹ lo lắng và bất an. Vậy việc trẻ 4 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày là điều bình thường hay có gì đó bất thường với thiên thần nhỏ của trẻ?

Việc này có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của bé?. Và đâu là nguyên nhân khiến trẻ dưới 1 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày?. Nếu mẹ cũng đang băn khoăn về các vấn đề trên thì đừng bỏ qua bài viết này nhé.

Bình thường trẻ đi ngoài bao nhiêu lần trong ngày?

Mẹ có thể kiểm tra tình trạng sức khỏe của trẻ thông qua việc đi ngoài của trẻ. Biểu hiện qua số lần đi ngoài trong ngày màu sắc hoặc tính chất của phân. Nếu trẻ đang bị táo bón phân đi ngoài sẽ vón cục như đá cuội.

Khi trẻ bị tiêu chảy sẽ đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lỏng. Phân mềm đồng nghĩa với việc tiêu hóa của bé yêu nhà bạn đang hoàn toàn bình thường.

Trẻ đi ngoài ngày 3 lần có sao không?

Nôi dung liên quan mẹ nên xem chưa: Lưu ý về cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổii

Thông thường các trẻ 4 tháng tuổi sẽ đi ngoài từ 3 đến 5 lần/ngày. Kèm theo một số biểu hiện như: phân màu vàng, hơi sệt, có lợn cợn các hạt,... có nghĩa là tiêu hóa của trẻ đang bình thường. Trong giai đoạn này, hầu hết các bé chỉ ăn, ngủ nên bé 4 tháng tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày. Thậm chí có bé vừa bú xong đã đi ngoài ngay vì trong sữa mẹ chứa nhiều chất dinh dưỡng.

Bên cạnh đó, bố mẹ để ý bé vẫn chơi, ngủ đủ giấc, bụng không bị trương phình thì bố mẹ có thể hoàn toàn yên tâm về tình trạng của con. Vì vậy, điều con đi ngoài 4-6 lần mỗi ngày, không có gì phải lo lắng bởi nó chứng tỏ rằng hệ tiêu hóa của con hấp thu chất dinh dưỡng và hoạt động rất tốt.

Trẻ dưới 1 tuổi đi ngoài nhiều có nguy hiểm không?

Nếu bé nhà bạn đi ngoài liên tục, nhiều hơn 6 lần mỗi ngày kèm nhiều biểu hiện như trẻ bú kém, quấy khóc phân lỏng, nhiều nước, phân có bọt, phân có dịch nhầy,... chứng tỏ bé của bạn đang bị tiêu chảy.

trẻ đi ngoài nhiều có nguy hiểm không

Trẻ sơ sinh khi bị tiêu chảy sẽ dẫn tới tình trạng mất nước và điện giải. Điều này cực kỳ nguy hiểm đến sức khỏe của con nhỏ. Các biểu hiện của trẻ bị mất nước thường gặp như:

- Quan sát thấy mắt của trẻ khô hơn, khi khóc chảy rất ít nước mắt hoặc thậm chí không chảy nước mắt.

- Bé tiểu ít hơn bình thường.Trường hợp mất nước nhiều trẻ có thể không đi tiểu trong thời gian dài.

- Mắt lờ đờ, cơ thể kém linh hoạt, nằm li bì hoặc có thể rơi vào tình trạng hôn mê, bất tỉnh.

- Mạch đập nhanh nhẹ hoặc không bắt được. Huyết áp của trẻ giảm mạnh hoặc không đo được.

- Ngoài ra, còn có một số biểu hiện như sốt cao, co giật, đau bụng, buồn nôn, mắc ói,...

Nếu bé nhà bạn bị tiêu chảy trong một thời gian dài mà không được điều trị đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự sức khỏe của trẻ cũng như là để lại hậu quả lâu dài.

Chính vì vậy mẹ phải thật sự quan tâm đến sự phát triển hàng ngày của con, để khắc phục kịp thời. Nếu trẻ có những biểu hiện nghiêm trọng, mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để được các chuyên gia chẩn đoán và điều trị kịp lúc.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều là từ đâu?

Tiêu chảy hay đi ngoài nhiều lần là cách cơ thể trẻ tự loại bỏ vi trùng ra khỏi cơ thể. Thông thường, hầu hết các đợt bé 4 tháng tuổi đi ngoài nhiều sẽ kéo dài từ vài ngày đến một tuần.

Tiêu chảy có kèm theo nhiều biểu hiện ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con như: sốt, nôn ói, chuột rút và mất nước. Một số nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài nhiều phổ biến nhất phải kể đến bao gồm:

Cơ thể trẻ bị nhiễm virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây bệnh, một số loại gây tiêu chảy ở trẻ hiện nay như: rotavirus, salmonella, giardia…

Nguyên nhân trẻ đi ngoài nhiều

Bài viết có chung chủ đề: Những món đồ ăn vặt tốt cho bé mẹ nên biết

Tuy nhiên nguyên nhân phổ biến và thường gặp nhất gây nên tình trạng trẻ đau bụng đi ngoài nhiều lần tiêu chảy ở trẻ sơ sinh là Virus. Nó sẽ gây ra tình trạng phân lỏng, nhiều nước kèm với nhiều triệu chứng khác bao gồm nôn ói, đau bụng, đau đầu và sốt cao.

Ngộ độc thực phẩm cũng là một nguyên nhân có thể gây tiêu chảy ở trẻ. Thường có triệu chứng là nôn mửa và xuất hiện nhanh chóng. Nó cũng có xu hướng hết nhanh trong vòng 24 giờ. Một số nguyên nhân khác gây nên tình trạng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh bao gồm như bệnh ruột kích thích, dị ứng thực phẩm,...

Cách chữa bé đi ngoài nhiều lần trong ngày dưới 1 tuổi

Tiêu chảy là tình trạng tương đối dễ gặp ở các trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, mẹ vẫn có thể phòng tránh được bằng những biện pháp sau:

Thực ăn của trẻ trong giai đoạn 4 tháng tuổi thường chỉ là sữa mẹ. Chính vì vậy, cần xây dựng thực đơn của mẹ lành mạnh, nhiều rau xanh, cân bằng hàm lượng, tinh bột, chất đạm, chất béo trong mỗi bữa ăn.

Cần vệ sinh sạch sẽ, tiệt trùng kĩ bình sữa của con khi mẹ cho trẻ sử dụng sữa pha công thức hoặc bảo quản sữa mẹ vắt. Sữa mẹ chứa nhiều dinh dưỡng và cung cấp nhiều kháng thể cho cơ thể trẻ. Bú mẹ hoàn toàn dưới 6 tháng tuổi giúp cơ thể trẻ tăng cường sức khỏe để chống lại các virus gây viêm nhiễm hệ tiêu hóa cũng như các nhiễm khuẩn khác.

Cho con ăn dặm đúng độ tuổi, không nên tập ăn cho con quá sớm. Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng trẻ nhỏ thì thời điểm vàng để cho trẻ ăn dặm là khi trẻ được 6 tháng tuổi.

Khi trẻ ăn dặm, mẹ hãy bắt đầu với các loại rau xanh. Nên cho ăn từng chút và tăng dần khẩu phần ăn, theo dõi con có dị ứng loại thực phẩm nào không. Khi trẻ có biểu hiện của việc bị viêm đường hô hấp cần hút sạch đờm và rửa mũi cho con.

Cần làm gì khi trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày?

Dù đã có biện pháp để phòng tránh nhưng việc con không bao giờ bị tiêu chảy thật sự là rất khó có thể xảy ra. Tiêu chảy nguy hiểm nhất là gây nên tình trạng cơ thể mất nước và điện giải khiến cơ thể bị sốc. Vì thế, điều trị tiêu chảy cơ bản là mẹ cần phải nước và điện giải cho con bằng các phẩm thực phẩm chức năng hỗ trợ tiêu hóa phù hợp.

Chăm sóc con bị tiêu chảy

Khi bé 4 tháng tuổi đi ngoài nhiều, mẹ cần chủ động chăm sóc con bằng những cách sau đây:

Đầu tiên bạn cần xác định nguyên nhân gây nên tình trạng tiêu chảy ở con. Nếu bé đi ngoài nhiều là do chế độ ăn của mẹ chưa hợp lý thì mẹ cần thay đổi chế độ ăn của mình. Đồng thời đổi sang một loại sữa công thức khác khi nghi ngờ bé tiêu chảy nguyên nhân là do sữa mẹ.

Trẻ em đau bụng đi ngoài nên uống gì?

Bài viết có chung chủ đề: Bé 5 tháng tuổi đã ăn dặm được chưa, lưu ý khi cho trẻ ăn dặm

Ngược lại, vẫn tiếp tục bú mẹ nếu nguyên nhân gây nên tiêu chảy cho con không phải do chế độ ăn của mẹ. Sữa mẹ chứa rất nhiều kháng thể giúp con tăng cường sức đề kháng, bù nước hiệu quả cho con.

Vệ sinh mũi họng, hút đờm thường xuyên cho bé

Dừng việc ăn dặm của trẻ 4 tháng tuổi nhất là khi có dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị tiêu chảy khi ăn dặm. Sáu tháng mới thực sự là độ tuổi hoàn nhất để con bắt đầu ăn dặm. Lúc này hệ tiêu hóa của con mới hoàn thiện, sẵn sàng cho việc tiếp nhận các loại thức ăn khác ngoài sữa.

Sử dụng thuốc điều trị cho trẻ dưới 1 tuổi dưới sự tư vấn bác sĩ

Bé 4 tháng tuổi đi ngoài nhiều, các mẹ cần sử dụng thuốc để điều trị và giảm tình trạng khó chịu cho con. Bạn có thể tham khảo cách chữa trị trẻ bị đi ngoài nhiều lần trong ngày sau:

Đầu tiên, mẹ cần bù nước và điện giải cho bé bằng Oresol. Các phụ huynh chỉ cần pha đúng theo hướng dẫn sử dụng in trên bao bì sản phẩm.

Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ, cho trẻ uống thêm thuốc hạ sốt. Ngoài ra bổ sung thêm kẽm để làm lành niêm mạc ruột.

Sử dụng men vi sinh để cân bằng lại hệ vi khuẩn đường ruột tốt của cơ thể đã bị mất đi do tiêu chảy. Điều này giúp làm giảm đáng kể các dấu hiệu tiêu chảy.

Nếu sử dụng những cách trạng mà tình trạng của trẻ không được cải thiện, trở nên nghiêm trọng hơn thì mẹ cần đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất để được thăm khám.

Thuốc kháng sinh có thể cải thiện tình trạng đi ngoài nhiều ở trẻ, tuy nhiên mẹ chỉ có thể sử dụng với sự chỉ định của bác sĩ. Tự ý có thể làm tình trạng tiêu chạy nặng hơn. Đồng thời gây ra tình trạng kháng kháng sinh cho con.

Tạm Kết

Đi ngoài nhiều là tình trạng thường rất dễ xảy ra với trẻ sơ sinh. Bé 4 tháng tuổi đi ngoài nhiều có thể do nhiều nguyên nhân, có cách chăm sóc trẻ và điều trị đúng cách sẽ giúp trẻ sớm khỏe lại. Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp đến các mẹ thông tin hữu ích để việc chăm sóc bé bị tiêu chảy những không sốt trở nên đơn giản hơn.

Bài viết liên quan: 7 cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh

loading...