Khu vực:
Mạng xã hội:

Bảng đánh giá dinh dưỡng trẻ em phụ thuộc vào yếu tố nào?

  • Admin - 08.11.2021
  • 2583 lượt xem
Đánh giá dinh dưỡng của trẻ em là một phần quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển và sức khỏe của trẻ. Các chỉ số nhân trắc đánh giá tình trạng dinh dưỡng mà gia đình cần biết để đảm bảo các món ăn dưỡng chất cho bé.

Tránh trường hợp trẻ em có nguy cơ suy dinh dưỡng cao nếu như đứng cân hoặc chậm cân liên tục trong 3 tháng. Về tất cả đường phát triển về chiều cao theo hướng nằm ngang rất cao mà mẹ bỉm nên cần lưu ý. Trẻ suy dinh dưỡng cho bé thấp còi nếu đường phát triển cân nặng theo tuổi nằm bên dưới đường chẩn là ở trong vùng đỏ.

Bảng đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em

Dưới đây là một số yếu tố quan trọng cần xem xét khi đánh giá dinh dưỡng của trẻ em được nhiều chuyên gia theo dõi dựa trên nó. Bảng đánh giá suy dinh dưỡng trẻ em sẽ dựa trên các yếu tố sau đây:

#1. Cân nặng và chiều cao:

Việc theo dõi cân nặng và chiều cao của trẻ là một chỉ số quan trọng để đánh giá sự phát triển và dinh dưỡng. Cân nặng và chiều cao của trẻ được so sánh với các bảng phát triển chuẩn để đảm bảo rằng trẻ phát triển đúng theo chuẩn.

#2. Lượng calo:

Trẻ em cần lượng calo đủ để cung cấp năng lượng cho các hoạt động hàng ngày và phát triển cơ thể. Các nhu cầu calo của trẻ phụ thuộc vào tuổi, giới tính và mức độ hoạt động. Việc đảm bảo trẻ được cung cấp đủ calo từ các nguồn thức ăn là quan trọng.

#3. Chất đạm:

Chất đạm (protein) là thành phần quan trọng trong việc xây dựng và phát triển cơ bắp, cơ quan và hệ thống trong cơ thể. Trẻ em cần được cung cấp đủ chất đạm từ các nguồn thực phẩm như thịt, cá, đậu, sữa và sản phẩm sữa.

#4. Chất béo:

Chất béo là nguồn năng lượng dự trữ trong cơ thể và cũng cần thiết cho sự phát triển của não và hệ thần kinh. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không nên cung cấp quá nhiều chất béo cho trẻ, đặc biệt là chất béo bão hòa.

#5. Các vitamin và khoáng chất:

Trẻ em cần được cung cấp đủ các vitamin và khoáng chất để hỗ trợ sự phát triển và bảo vệ sức khỏe. Các nguồn thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất bao gồm rau xanh, trái cây, các loại thực phẩm giàu canxi như sữa, sữa chua, và các nguồn thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, gan.

#6. Các yếu tố khác:

Ngoài các yếu tố trên, cần xem xét cân nhắc các yếu tố khác như chế độ ăn hàng ngày, khẩu vị của trẻ, phương pháp nấu nướng và thói quen ăn uống của gia đình.

Biểu đồ theo dõi tình trạng dinh dưỡng của trẻ tăng trưởng (BĐTT)

Được chia làm 4 nhốm chính, tùy theo bạn muốn đánh giá về CÂN NẶNG hay CHIỀU CAO của trẻ ?. Và vào giới tính của trẻ mà sử dụng nhiều loại điều đồ khác nhau phù hợp với tiêu chuẩn phát triển.

Sau đây là 4 loại biểu đồ tăng trưởng cũng theo dõi dinh dưỡng cho bé sơ sinh được áp dụng tại nhiều cơ sở y tế:

bảng đánh giá dinh dưỡng tiêu chuẩn cân nặng bé trai

 

chiều dài nằm chiều cao đứng của bé trai

cân nặng tiêu chuẩn của bé gái

 

chiều dài nằm chiều cao đứng của bé gái

Kiến thức mẹ có thể tham khảo thêm: Giúp mẹ lên thực đơn cho bé tập ăn cơm ngon miệng mỗi ngày

1. Cách nhận xét biểu đồ tăng trưởng của trẻ tại một thời điểm nhất định:

Bảng đánh giá dinh dưỡng trẻ em điểm chấm nằm trong vùng màu xanh là bình thường, vùng màu đỏ là suy dinh dưỡng.

bảng so sánh cân năng chiều cho của bé

bảng đánh giá chiều cao cân nặng của trẻ

2. Cách nhận định đường tăng trưởng của bé

Để nhận biết đường bé có tăng cân hay chậm cân cần phải dựa vào đường tăng trường của bé. Các đường nối của các chấm sau khi đã cân đo tại 2 thời điểm khác nhau. Thường thì mỗi tháng 1 lần vào 1 ngày nhất định sẽ được lấy kết quả lưu so sánh.

Ví dụ:

Nếu như điểm chấm nằm trong vùng xanh thì việc trẻ phát triển chiều cao và cân năng bình thương. Còn nếu như trong vùng đỏ thì bố mẹ cần cải thiện chế độ ăn cũng như thay đổi giờ sinh hoạt để phù hợp với nhu cầu của trẻ.

biểu đồ dinh dưỡng trẻ em

Bài viết xem thêm: Bà bầu mang thai 3 tháng giữa nên ăn gì?

3. Tiêu chuẩn đánh giá tiêu chuẩn toàn điện

Khi nói về tiêu chuẩn toàn diện của mức đánh giá thì việc bé rối loạn dinh dưỡng trẻ em hay phát triển tốt hay không. Dưới đây là một số tiêu chuẩn phát triển quan trọng trong các lĩnh vực khác nhau:

3.1. Phát triển vận động:

Bài tập đánh giá tình trạng dinh dưỡng bao gồm các kỹ năng như cử động, bò, đi, chạy, nhảy, ném bắt, và các hoạt động tập thể dục khác. Các tiêu chuẩn đánh giá phát triển vận động có thể liên quan đến khả năng đi lại, tư thế ngồi, khả năng vận động tay chân và khả năng thể hiện các kỹ năng đặc biệt như việc viết, vẽ...

3.2. Phát triển ngôn ngữ:

Bao gồm khả năng nghe, nói, đọc và viết. Các tiêu chuẩn đánh giá phát triển ngôn ngữ có thể liên quan đến việc hiểu và sử dụng từ ngữ, xây dựng câu, phát triển từ vựng, kỹ năng đọc và viết cơ bản.

3.3. Phát triển xử lý thông tin:

Bao gồm khả năng tư duy, nhận biết, giải quyết vấn đề, tư duy trừu tượng và khả năng tập trung. Các tiêu chuẩn đánh giá phát triển kognitif có thể liên quan đến khả năng nhận biết hình ảnh, giải quyết các bài toán đơn giản, nhận biết màu sắc, hình dạng, và khả năng tập trung trong các hoạt động.

3.4. Phát triển xã hội và cảm xúc:

Bao gồm khả năng tương tác xã hội, nhận thức về cảm xúc của bản thân và người khác, quản lý cảm xúc và xây dựng mối quan hệ. Các tiêu chuẩn đánh giá phát triển xã hội và cảm xúc có thể liên quan đến khả năng chơi cùng bạn bè, thể hiện cảm xúc một cách phù hợp, và phát triển kỹ năng giao tiếp xã hội.

3.5. Phát triển tự lập:

Bao gồm khả năng tự làm việc, quản lý bản thân, làm quen với công việc hàng ngày và phát triển kỹ năng tự chăm sóc. Các tiêu chuẩn đánh giá phát triển tự lập có thể liên quan đến khả năng tự mặc quần áo, tự ăn, tự đi vệ sinh và tham gia vào các hoạt động hàng ngày một cách độc lập.

Một số chỉ số nhân trắc khác cũng được áp dụng để phát hiện đánh giá suy dinh dưỡng như: số đo vòng đầu, vòng cánh tay... Tuy nhiên, ở thời gian sau này ít được áp dụng đối với các sở y tế hiện nay. Do các số này không cụ thể, chi tiết và cũng như không chính xác vì phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố của người đo và nơi trẻ phát triển.

4. Phân loại SDD dựa trên các chỉ số nhân trắc

A. Suy dinh dưỡng:

Chỉ số cân nặng dựa theo tuổi < - 2SD so với nhóm tiêu chuẩn WHO-2006. Chỉ số này sẽ biểu hiện tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng trẻ em nhất định. Nhưng không đánh giá được các tình trạng thiếu hụt nào đó xảy ra trong khoảng thời gian ở thời điểm hiện tại này hay là đã xảy ra từ trước.

Dù vậy, đây sẽ là chỉ số dễ áp dụng nhất trong một cộng đồng để so sánh dinh dưỡng trẻ em dưới 1 tuổi. Nên vẫn thường được dùng tại một số địa phương hoặc một số cơ sở y tế và một số quốc gia. Như một chỉ số được chuẩn đánh giá về tình trạng thiếu dinh dưỡng của trẻ trong giai đoạn hiện tại khi đo được.

Trong tất cả các cuộc điều tra về dinh dưỡng và dùng để phát hiện sớm tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng. Sau khi có hướng chẩn đoán suy dinh dưỡng dựa trên các chỉ số còn lại để đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng.

B. Suy dinh dưỡng cấp:

Chỉ số chiều cao theo tuổi bình thường, nhưng cân nặng/chiều cao <-2SD,  biểu thị suy dinh dưỡng mới diễn ra, và chế độ ăn hiện tại chưa phù hợp với nhu cầu.

Suy dinh dưỡng mãn đã phục hồi: Chiều cao theo tuổi <-2SD nhưng cân nặng theo chiều cao bình thường. Phản ảnh sự thiếu dinh dưỡng đã xảy ra trong một thời gian dài, nặng và sớm.

Vì đã gây ảnh hưởng trên sự phát triển tầm vóc của trẻ. Nhưng tình trạng dinh dưỡng hiện đã phục hồi; ở những đối tượng này cần thận trọng với nguy cơ béo phì vì chiều cao thấp.  

C. Suy dinh dưỡng mãn tiến triển:

Chiều cao theo tuổi < -2SD và cân nặng theo chiều cao cũng <-2SD chứng tỏ tình trạng thiếu dinh dưỡng đã xảy ra trong quá khứ và tiếp tục tiến triển đến hiện nay. Có nhiều tiêu chuẩn cũng như chỉ số để quyết định như phổ biến hiện nay là chỉ số z-score trong suy dinh dưỡng. Dựa theo cách tính SD trong suy dinh dưỡng của bộ y tế.

D. Suy dinh dưỡng bào thai:

Đánh giá dựa vào cân nặng <2500g, chiều dài < 48cm và vòng đầu <35cm dựa vào biểu đồ theo dõi tình trạng dinh dưỡng của trẻ sau khi trẻ chào đời. Đánh giá mức độ SDD trẻ em

E. Có 3 mức độ Sàng lọc suy dinh dưỡng:

Nhẹ, vừa và nặng

Ở tất cả các loại suy dinh dưỡng kể trên, khi có một chỉ số <-2SD là suy dinh dưỡng nhẹ, <-3SD là suy dinh dưỡng vừa, <-4SD là suy dinh dưỡng nặng dựa trên biểu đồ dinh dưỡng trẻ em.

Đối với suy dinh dưỡng bào thai, chỉ giảm cân nặng là suy dinh dưỡng nhẹ, giảm cân nặng và chiều cao là suy dinh dưỡng vừa, giảm cả cân nặng, chiều cao, vòng đầu là suy dinh dưỡng nặng. Xem thêm bài viết của xem xét bảng suy dinh dưỡng trẻ em xetreem khác tại đây

loading...