Các loại rau bà bầu không nên ăn
Tuy nhiên, bên cạnh những loại rau cần thiết bổ sung hàng ngày vẫn có những loại rau bà bầu không nên ăn. Vậy hãy cùng tôi điểm danh những loại rau đó nhé.
Những Loại Rau Bà Bầu Không Nên Ăn
Mướp đắng
Mướp đắng (hay còn gọi là khổ qua) vốn được biết đến là một loại rau - quả rất tốt cho sức khỏe. Đồng thời nó cũng là một vị thuốc có tác dụng giúp chữa bệnh. Trong mướp đắng có chứa folate, vitamin C và một số chất khác như kali, magie, … đều là những chất cần thiết cho chị em trong giai đoạn thai kỳ.
Tuy nhiên, mướp đắng lại là một trong những loại rau bà bầu không nên ăn vì vị đắng của mướp đắng có thể gây co bóp dạ dày và tử cung, có khả năng gây nguy cơ sảy thai hoặc sinh non.
Theo kết quả của những thí nghiệm trên động vật cho thấy việc tiêu thụ quá nhiều mướp đắng sẽ gây dị dạng bào thai. Vì thế, các nghiên cứu khuyến cáo phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ không nên ăn mướp đắng.
Ngoài ra, trong hạt mướp đắng có chất Vicine - một chất có thể gây ngộ độc cho những mẹ bầu nhạy cảm, vì vậy khi nấu các mẹ cần loại bỏ các hạt mướp đắng. Bởi vậy nếu được hỏi mẹ bầu không nên ăn rau gì, mướp đắng chính là loại rau - quả cần tránh cho mẹ bầu.
Các loại rau sam
Rau sam thường có vị chua, có tính hàn. Đây vừa được coi là một loại thảo dược giúp chữa được các bệnh như trị mụn nhọt, giúp lợi tiểu, lỵ trực tràng, còn có thể tẩy giun kim. Vừa được dùng như một loại rau ăn phổ biến trong các bữa ăn của gia đình.
Rau sam - một loại rau rất dễ trồng, chúng ta còn có thể thấy chúng mọc dại ở nhiều nơi. Tuy nhiên hàm lượng giá trị dinh dưỡng của chúng lại khá cao, chứa khá nhiều các vitamin, các khoáng chất và lượng acid béo omega-3 trong rau rất dồi dào.
Tuy nhiên với phụ nữ đang trong thai kỳ, rau sam lại có thể gây kích thích mạnh vào tử cung và làm gia tăng tần suất co bóp. Điều này thậm chí có thể gây ra hiện tượng sảy thai, gây nguy hiểm cho cả mẹ và em bé trong bụng.
Rau ngải cứu
Những loại rau bà bầu không nên ăn trong thai kỳ bao gồm những loại rau nào? Chắc sẽ có rất nhiều người bất ngờ khi thấy ngải cứu cũng có tên trong danh sách này.
Được biết đến như một loại thảo dược rất tốt cho cơ thể, ngải cứu có tác dụng giảm đau đầu, giúp lưu thông máu, giảm đau bụng. Ngoài ra, trong các trường hợp sản phụ bị động thai, sảy thai liên tục, ngải cứu còn được sử dụng với tác dụng an thai.
Nội dung liên quan: Cách chữa viêm họng cho bà bầu mà không cần dùng thuốc
Tuy nhiên, kết quả của một số nghiên cứu gần đây cho thấy, trong 3 tháng đầu thai kỳ, các chị em ăn ngải cứu sẽ gây ra nguy cơ chảy máu, co thắt tử cung dẫn đến sinh non, thậm chí là có nguy cơ sảy thai. Vì thế, nếu mẹ bầu nào muốn sử dụng ngải cứu với tác dụng an thai, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng nhé!
Rau ngót
Rau ngót vốn là loại rau có tác dụng thanh nhiệt, giúp nhuận tràng, ... Tuy nhiên, trong rau ngót lại có chứa lượng lớn chất papaverin - một chất gây co thắt tử cung dẫn đến tình trạng sảy thai. Năm 2002, dược thư Việt Nam đưa ra khuyến cáo: Không sử dụng chất papaverin cho phụ nữ trong thời gian thai kỳ.
Tuy nhiên, rau ngót lại nằm trong những loại rau bà bầu không nên ăn, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ và những tháng sau nên hạn chế số lượng hoặc không ăn càng tốt, bởi vì:
-
Tăng nguy cơ sảy thai: chứa hàm lượng chất papaverin lớn – một chất kích thích trong thuốc phiện và có nhiều nguy cơ đối với việc sảy thai, do chất này sẽ kích thích tử cung co bóp mạnh.
-
Cản trở mẹ bầu hấp thụ canxi và phốt pho bởi chất glucocorticoid (còn gọi là corticoid - một chất nếu dùng trong thời gian dài sẽ gây kích ứng dạ dày, tăng huyết áp, tăng nguy cơ nhiễm trùng).
-
Gây mất ngủ và ăn uống kém nếu mẹ bầu tiêu thụ rau ngót quá nhiều.
-
Mẹ bầu tuyệt đối không ăn rau ngót sống hoặc nước ép rau ngót khi đang mang bầu
Cà tím
Cà tím là một trong những thực phẩm dùng trong các bữa ăn, rất phổ biến ở Việt Nam. Cà tím có chứa khoáng chất rất tốt cho mẹ bầu. Chứa các khoáng chất, vitamin thiết yếu cho sự phát triển của bé. Giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, điều hòa lượng đường huyết, giảm tình trạng táo bón ở mẹ bầu.
Bên cạnh đó, cà tím cũng thuộc những loại rau bà bầu không nên ăn, vì những lý do sau:
-
Hàm lượng phytohormon trong cà tím khá cao, gây kích thích tử cung và làm tăng nguy cơ sảy thai. Vì vậy nên, mẹ không nên ăn cà tím trong 3 tháng đầu thai kỳ và không nên ăn quá 2 bữa một tuần.
-
Cà tím cần được chế biến sạch và phải được nấu thật chín nếu không sẽ rất có hại cho hệ tiêu hóa mẹ bầu hoặc làm tăng nguy cơ sinh non…
Măng tươi
Là món dễ ăn, ngon miệng, mẹ bầu rất vì măng tươi tạo cảm giác đỡ ốm nghén và mệt mỏi trong giai đoạn thai kỳ. Măng cũng là một loại rau có lượng chất xơ khá cao, rất tốt cho hệ tiêu hóa; đặc biệt là ngăn ngừa tình trạng táo bón ở bà bầu. Ngoài ra, trong măng còn chứa chất chống oxy hóa, giúp kháng viêm hiệu quả, tốt cho quá trình cấu tạo và phát triển tế bào của thai nhi.
Tuy nhiên, măng tươi không phải là những loại rau bà bầu nên ăn bởi vì:
-
Trong măng tươi có chứa một chất gọi là cyanide - một chất gây ngộ độc, nó có thể biến tính thành chất độc Acid Cyanhydric gây buồn nôn, làm khó thở,thiếu máu, tệ hơn là gây sảy thai..…vì vậy mẹ bầu chỉ ăn một lượng cực ít trong bữa.
-
Cần chế thật biến kỹ: luộc 2 lượt nước trước khi đem chế biến với các thực phẩm khác, tạo ra các món khác như xào, ngâm măng…
-
Lượng chất xơ quá nhiều cũng gây chứng đầy bụng, mẹ bầu không nên ăn nhiều.
-
Măng ớt mặc dù rất ngon, ăn trôi cơm nhưng dễ khiến mẹ bầu nóng trong, nổi nhiệt, gây táo bón, nên hạn chế ăn khi đang mang bầu.
Súp lơ
Mặc dù là một loại rau củ rất tốt cho sức khỏe con người, có nhiều tác dụng tuyệt vời. Nhưng đối với khi phụ nữ trong thai kỳ, nó lại chứa lượng vitamin C quá nhiều, không tốt cho sự phát triển của em bé. Chính vì thế, súp lơ cũng nên được xếp trong danh sách những loại rau bà bầu không nên ăn.
-
Trong những giai đoạn cuối của thai kỳ, nếu mẹ bầu ăn quá nhiều súp lơ sẽ dễ bị sinh khí.
-
Súp lơ với một số mẹ bầu nhạy cảm dễ bị dị ứng, khi tiêu thụ với lượng lớn súp lơ có thể gặp các triệu chứng như phát ban, nổi mề đay, ngứa dữ dội, sưng mặt, thiếu oxy….
-
Súp lơ có lượng vitamin C dồi dào, nhưng nếu ăn hằng ngày, nhất là trong thời gian đầu khi mang thai có khả năng làm gia tăng nguy cơ sảy thai. Nguyên do là hàm lượng lớn vitamin C khi vào trong cơ thể có khả năng can thiệp vào quá trình sản xuất hormone estrogen. Từ đó gây mất cân bằng nội tiết tố của mẹ bầu, thậm chí làm tăng nguy cơ sảy thai.
-
Loại rau này nếu tiêu thụ quá nhiều có thể gây chứng trào ngược dạ dày thực quản và táo bón ở mẹ bầu.
Khoai tây mọc mầm
Trong khoai tây có chứa một loại độc tố là solanine (hay chất kiềm sinh vật), nếu tiêu thụ quá nhiều khoai tây dễ gây hiện tượng béo phì, gây cao huyết áp cho cả mẹ và bé.
Ở liều tiêu thụ glycoalkaloid thấp, thường dẫn đến nôn mửa, tiêu chảy cấp và đau bụng. Khi tiêu thụ ở mức lượng lớn hơn, chúng có thể gây ra các tình trạng như huyết áp thấp, sốt, thiếu oxy và thậm chí trong một số trường hợp có thể dẫn tới tử vong.
Ngoài ra, một vài nghiên cứu nhỏ đã chỉ ra rằng ăn khoai tây mọc mầm khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh của bé. Do đó, khoai tây luôn được liệt kê trong danh sách những loại rau bà bầu không nên ăn
Cải bó xôi (hay rau bina)
Loại rau này có thể gây ra tình trạng thiếu máu cho thai phụ. Cải bó xôi cũng nằm trong danh sách những loại rau bà bầu không nên ăn. Vì trong đó có chứa lượng axit oxalic làm hạn chế khả năng hấp thu sắt cho cơ thể mẹ bầu. Từ đó dẫn đến tình trạng không sản sinh hồng cầu, thiếu máu trong thai kỳ, gây ra rất nguy hiểm đối với thai phụ.
Tốt nhất, các mẹ bầu chỉ nên ăn một lượng ít rau bina. Kèm thêm những món ăn, thực phẩm giúp hỗ trợ hấp thu nhiều chất sắt hơn như cá, thịt cùng các loại quả giàu vitamin C, sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn cho sức khỏe.
Rau chùm ngây
Rau chùm ngây khá là loại rau rất giàu dinh dưỡng với lượng vitamin C dồi dào gấp 7 lần vitamin C trong cam, lượng Canxi cao gấp 4 lần và protein gấp 2 lần trong sữa. Lượng vitamin A của rau chùm ngây cao gấp 4 lần so với cà rốt, sắt gấp hơn 3 lần so với rau diếp cá và lượng kali cao gấp 3 lần so với chuối.
Nội dung bài viết liên quan: [Tổng Hợp] Thực phẩm giàu canxi cho bà bầu cần tham khảo
Nhưng đây không phải những loại rau bà bầu nên ăn vì trong rau chùm ngây có chứa alpha-sitosterol - một loại hormone gây co cơ trơn tử cung và có thể dẫn đến sảy thai. Vì vậy bà bầu không nên ăn rau gì trong suốt thời gian mang thai? Đáp án không thể thiếu rau chùm ngây.
Rau răm
Khi ăn sống, rau răm có nhiều tác dụng có thể liệt kê như là giúp làm ấm bụng, tiêu đồ ăn, tán hàn. Tuy nhiên, riêng trong những tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu tiêu thụ rau răm quá nhiều có thể dẫn đến bị xuất huyết, co bóp tử cung, thậm chí dẫn đến sảy thai. Vì vậy rau răm cũng là một trong những loại rau bà bầu không nên ăn. Mẹ bầu nhớ lưu lại nhé.
Rau mầm cỏ linh lăng
Mẹ bầu tiêu thụ mầm cỏ linh lăng với một lượng rau vừa phải, cũng có thể dễ dàng có nguy cơ bị nhiễm các mầm bệnh bởi các vi khuẩn như Salmonella hoặc E. coli.
Các triệu chứng khi nhiễm khuẩn Salmonella và E. coli bao gồm tiêu chảy cấp, sốt cao và đau quặn bụng. Nếu mẹ bầu gặp các triệu chứng sau vài giờ sau khi ăn rau mầm cỏ linh lăng tươi, hãy liên hệ với bác sĩ để kịp thời chăm sóc sức khỏe.
Rau má
Cây rau má có tác dụng trong việc chữa bệnh hạ huyết áp, có thể giúp kéo dài tuổi thanh xuân. Hơn nữa, nó còn có tác dụng lợi tiểu, giải độc và hạ nhiệt cơ thể rất tốt. Tuy nhiên rau má lại nằm trong danh sách những loại rau bà bầu không nên ăn.
Bà bầu ăn hoặc uống nước rau má hàng ngày có thể bị lạnh bụng, đầy bụng và bị tiêu chảy. Nếu rau má không được xử lý sạch sẽ, còn tồn dư thuốc sâu, thuốc bảo vệ thực vật, mẹ bầu còn có nguy cơ ngộ độc và ảnh hưởng tới thai nhi.
Các mẹ bầu đã có tiền sử sảy thai, động thai, hệ tiêu hóa kém, hay lạnh bụng, không nên uống nước ép rau má, để tránh ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
Và dù sức khỏe của mẹ bầu có tốt, cũng không được uống nước rau má liên tục hoặc lượng lớn. Bởi vì rau má có lượng đường rất dồi dào, nếu sử dụng vượt mức cho phép mẹ bầu còn có nguy cơ bị tiểu đường.
Nội dung bài viết liên quan: Bà bầu mang thai 3 tháng giữa nên ăn gì?
Tổng Kết
Như vậy với danh sách tổng hợp những loại rau bà bầu không nên ăn như trên, hi vọng mọi người đã, đang và sẽ vào trong quá trình chăm sóc mẹ bầu sẽ có thêm những thông tin hữu ích tại đây: https://xetreem.com.vn/tin-tuc
Các vitamin, lượng chất khoáng dồi dào trong rau sẽ rất cần thiết cho mẹ bầu nhưng không có nghĩa là được sử dụng liên tục. Chúc các mẹ bầu luôn thật xinh và chờ ngày chào đón bé yêu thật mạnh khoẻ ra đời nhé.