Làm thế nào để trẻ nhanh biết nói mẹ cần biết và chú ý điều gì?
Hôm nay xetreem sẽ liệt kê một số phương pháp dạy trẻ nhanh nói mà bố mẹ có thể áp dụng. Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé để biết Cách nào để trẻ nhanh biết nói?
Cần lưu ý khi trò chuyện với trẻ khi nào
Muốn trẻ nhanh biết nói thì nên trò chuyện với trẻ là một trong những bước đệm đầu tiên quyết định xem trẻ biết nói nhanh hay chậm, rụt rè hay năng động. Cho nên đây là bước rất quan trọng, hôm nay chúng tôi đề cập tới bạn 3 lưu ý sau đây:
Cách giúp trẻ nhanh biết nói nên bắt đầy sớm
Có rất nhiều ông bố bà mẹ nghĩ rằng trẻ sơ sinh chưa có khả năng nghe hiểu. Chính vì vậy, mà nhiều người cho rằng nói chuyện với trẻ sơ sinh là một điều vô nghĩa. Tuy nhiên, đây chúng chính là một sai lầm quan trọng mà bố mẹ cần phải điều chỉnh.
Biểu hiện trẻ nhanh biết nói đó là trẻ nhỏ ngay từ khi còn trong bụng mẹ, phần tai và não đã bắt đầu có phản ứng với âm thanh tác động. Việc tích cực trò chuyện với bé con ngay từ khi còn trong bụng không chỉ giúp kết nối tình thương mà còn giúp thúc đẩy sự phát triển về mặt ngôn ngữ của bé.
Lưu ý tới tín hiệu từ trẻ nhỏ
Hãy luôn để ý tới bé con của mình, nếu bạn thấy bé con hứng thú với điều gì thì hãy tận tâm cung cấp thêm thông tin về vật đó cho bé nghe. Chú ý, nên dùng những từ ngữ đơn giản, gần gũi, quen thuộc để mô tả về hình dáng, kích thương, hương vị, màu sắc,...
Ví dụ: nếu trẻ nhìn chằm chằm vào chú thỏ thì bạn có thể miêu tả như sau: "Ôi chú thỏ này sao mà xinh quá! Chú có đôi tai màu trắng, đôi mắt chú to và long lanh quá. Những bước chạy của chú nhanh làm sao!".
Thường xuyên tương tác với trẻ
Hãy tận dụng tối đa những thời gian rảnh rỗi để trò chuyện với bé nhà mình nhé. Chủ động tạo ra những cuộc hội thoại mà có sự tham gia tích cực từ phía bố, mẹ và người thân.
VD: Bố mẹ có thể hỏi con: "Con có thấy quả bóng kia không nhỉ?", nếu trẻ đáp lại bằng giọng ê a, bi bô thì bố mẹ nên chủ động tiếp:”Đúng rồi, quả bóng đang lăn trên sân đó con”.
Chính từ những việc giản dị này sẽ giúp cho trẻ ý thức được rằng một cuộc hội thoại sẽ phải có sự tham gia từ 2 phía qua lại. Nhờ đó mà trẻ sẽ tích cực học nói hơn.
Nội dung gia đình có thể tham khảo: Kinh nghiệm chọn mua đồ chơi cho bé 1 đến 2 tuổi
Hơn 8 cách đơn giản để bé sớm biết nói nhanh có thể áp dụng
Có rất nhiều mẹo đã được dân gian truyền tai nhau từ xưa tới nay để làm sao để bé biết nói sớm. Tuy nhiên không phải mẹo trẻ nhanh biết nói nào cũng phù hợp với tất cả các bé. Mỗi bé thì đều có một tính, một nết khác nhau. Sau đây chúng tôi sẽ tổng hợp top những cách dạy trẻ biết nói nhanh siêu hiệu quả với phần lớn các bé như sau:
Thường xuyên trò chuyện liên tục với bé
Cách làm này tuy đơn giản nhưng hiệu quả mang lại rất cao. Mẹ hãy thường xuyên trò chuyện với trẻ như sau: "Bầu trời hôm nay đẹp quá", "Chú chó kia có bộ lông mượt quá", "Bé có thích mẹ mở nhạc không?",...
Ở giai đoạn từ lúc còn trong bụng cho tới 1 tuổi, bố mẹ hãy cứ thường xuyên trò chuyện liên tục với bé nhé. Khi đó có thể bé chưa biết nói cho tới nói ê a, tuy nhiên bé vẫn có thể hiểu được hết những lời bố mẹ hoặc người xung quanh nói chuyện.
Nói chuyện với bé ở độ tuổi này đôi khi giống độc thoại, do bé phẫn chưa thể phản ứng nhanh, và vì vốn từ còn thiếu sót nhiều. Hãy tích cực trò chuyện để bé có thể lắng nghe nhiều hơn và hoạt ngôn hơn nhé.
Cho trẻ nghe nhạc
Đây là phương pháp không còn là điều gì quá mới mẻ nữa; tuy nhiên có nhiều mẹ vẫn chưa biết công dụng của nó để áp dụng. Trẻ nhỏ thường thích những màu sắc sặc sỡ và giai điệu vui vẻ.
Những bài nhạc rộn ràng thường sẽ thu hút của các bé. Cách dạy trẻ học nói sớm đơn giản nhưng hiệu quả bất ngờ này được áp dụng khá nhiều và hầu đem lại hiệu quả.
Khi nghe thấy những bản nhạc vừa lạ vừa vui tai, bé sẽ bắt đầu tập trung lắng nghe về giai điệu và ngôn ngữ. Chính điều này sẽ thúc đẩy ngôn ngữ của bé và giúp bé có vốn từ phong phú hơn.
Kể truyện cho bé
Mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết nói thông qua lời nói ngọt ngào của bố mẹ sẽ lôi cuốn bé đi vào câu truyện hay. Lúc này bé sẽ tập trung và dần tưởng tượng ra "một bạch tuyết đẹp tựa hoa", "một chú ếch chăm chỉ học bài",.....dạy trẻ học nói sớm đơn giản từ các câu truyện điều này không chỉ tác động vào khả năng giao tiếp. Đồng thời giúp bé mà còn làm tăng trí tưởng tượng và phát triển của não.
Chơi với trẻ mọi lúc mọi nơi
Bố mẹ hãy tận dụng mọi khoảng thời gian rảnh rỗi để chơi với trẻ. Và hãy tập thói quen vừa chơi vừa giao tiếp với bé thật nhiều. Hoặc bố mẹ nên thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với các bạn nhỏ cùng trang lứa hoặc hơn. Điều này giúp bé không bị rụt rè và có thể tương tác nhiều hơn.
Ngoài ra, điều này còn giúp cho trẻ tự tin hơn và phát triển được khả năng ngôn ngữ của mình rất tốt.
Tuyệt đối không chê bai và so sánh trẻ
Nhiều người nghĩ trẻ con sẽ không nghe hiểu nên vô tình đã có lúc chê bai hoặc so sánh bé với những bạn bè khác. Điều đó sẽ làm trẻ bị rụt rè, ngại giao tiếp và khả năng ngôn ngữ phát triển rất kém.
VD: "Bo nhà em lười ăn quá", "Bo nhà em không nói được nhiều như anh Tít"....
Hạn chế để trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử
Điện thoại hiện nay được sử dụng rất phổ biến, ngoài các lợi ích nó mang lại thì vẫn tồn tại khá nhiều mặt trái. Biểu hiện của một mặt trái đó là có tác động rất tiêu cực đến khả năng ngôn ngữ của trẻ.
Các cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một trẻ sử dụng điện thoại trong thời gian càng dài thì khả năng ngôn ngữ càng bị tiêu cực đi. Bố mẹ cần nghĩ ra những phương án tối ưu nhất để cả nhà có thể cùng thực hiện.
Tích cực đưa trẻ đi chơi các khu công cộng
Những chuyến đi tới các địa điểm vui chơi như: công viên, du lịch, sở thú,... là những nơi cực lý tưởng giúp bé có không chỉ mạnh dạn, tự tin hơn mà còn giúp mở rộng vốn từ. Do trẻ được tiếp xúc với nhiều món đồ và con vật nên điều bé bớt rụt rè và phát triển trí não.
Hát cho trẻ nghe
Những giai điệu bài hát dành cho thiếu nhi luôn vui tươi và lôi cuốn trẻ. Những bài hát có vần, có giai điệu sẽ giúp trẻ ghi nhớ nhanh hơn. Từ đó có thể mở rộng hơn về vốn từ.
Đọc tên các đồ vật quen thuộc xung quah cho bé
Bố mẹ nên thường xuyên đọc tên những đồ vật quen thuộc trong gia đình của mình. Cách này vừa đơn giản mà hiệu quả mang lại rất cao.
VD: "Đó là gì nhỉ?", "quả táo", "con mèo",....
Lúc này trí nhớ của bé sẽ phải vận động để ghi nhớ những hình ảnh và âm thanh mà bố mẹ vừa dạy bé. Đó là một cách thú vị giúp bé vừa thêm hiểu biết, vừa thêm khả năng ngôn ngữ.
Thông tin cần thiết cho quá trình chăm trẻ: Đánh giá dinh dưỡng trẻ em phụ thuộc vào yếu tố nào?
Không bắt chước ngôn ngữ sai của bé
Trẻ con khi học nói sẽ thường bị nói ngọng không rõ chữ. Ví dụ như: "uốn nướt", "đượt",... Những câu nói này tuy sai nhưng lại rất đáng yêu, vô tình bố mẹ lại nhại theo lời bé.
Cần chỉnh sửa mỗi khi bé phát âm sai bạn nhé, việc chỉnh sửa sớm giúp bé nói chuẩn hơn và không bị thành tật khó sửa.
Trả lời tiếng khóc của trẻ
Khi vốn từ chưa có đủ để giao tiếp thành thạo, bé sẽ có xu hướng sử dụng tiếng khóc để giao tiếp với bố mẹ. Đừng làm ngơ với những tiếng khóc của con bạn nhé. Thay vào đó, bố mẹ nên quan tâm, hỏi han và học hiểu bé khóc là vì đói, hay khó chịu, hay đau,....Từ đó bé sẽ học được cách sử dụng ngôn ngữ nhiều hơn thay vì khóc.
Nhắc lại nhiều lần một từ
Cũng giống như khi mình học một bài học nào đó. Việc đọc đi đọc lại sẽ tăng khả năng ghi nhớ và giúp sử dụng thuần thục từ ngữ đó. Trẻ con cũng tương tự, mẹ nên thường xuyên nhắc đi nhắc lại những từ ngữ xoay quanh cuộc sống hàng ngày.
Bé sẽ ghi nhớ những từ ngữ đó sau mỗi lần mẹ nói và thúc đẩy âm bật ra từ miệng, giúp cho trẻ nhanh biết nói hơn.
Động viên sự cố gắng bé qua từng ngày
Việc thường xuyên động viên sẽ là động lực rất lớn giúp bé có cảm giác muốn học nói hơn. Động viên bé không chỉ qua những ngôn ngữ gì cao siêu. Mẹ có thể động viên bé từ những điều nhỏ nhặt như: bé có thể học được thêm từ mới, hoặc đơn giản là bé đã nói được từ ngữ rõ ràng hơn ngày hôm qua,...
Hãy luôn đồng hành cùng bé trong mọi giai đoạn của cuộc đời nhé. Sự quan tâm của bố mẹ là động lực to lớn thúc đẩy sự phát triển của bé trở nên tích cực hơn đó. Sẽ đem lại bí quyết giúp bé nhanh biết nói khiến mẹ ngỡ ngàng mà không cần các tác động nhiều từ bác sĩ.
Bài viết với nội dụng liên quan: Mẹo Nuôi Con Khỏe - Cẩm Nang Nuôi Con Mẹ Cần Biết
Lời kết
Trên đây là tổng hợp những cách hiệu quả nhất giúp trẻ nhanh biết nói mà chúng tôi muốn gửi tới bạn. Hãy luôn nhớ rằng "trẻ con vẫn có khả năng hiểu các âm thanh tác động đến". Cho nên hãy dành những lời nói và hành động tích cực nhất tới con yêu của mình bạn nhé. Xem thêm bài viết khác như tại sao trẻ chậm nói? để có thể biết được nguyên nhân tránh cho cả mẹ và bé.